Napthe Garena

Hà Nội là một trong hai địa phương đang dẫ vb9

【vb9】Hà Nội muốn xử nghiêm lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc

Hà Nội là một trong hai địa phương đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ lao động (LĐ) cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Chính quyền TP này đang yêu cầu áp dụng các biện pháp mạnh để chấn chỉnh tình trạng này. 

Những LĐ về nước đúng hạn sẽ được giới thiệu vào DN Hàn Quốc đóng trên địa bàn Thủ đô - Ảnh: Thu Hằng
Những LĐ về nước đúng hạn sẽ được giới thiệu vào DN Hàn Quốc đóng trên địa bàn thủ đô
- Ảnh: Thu Hằng

Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 3.000 LĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong đó LĐ đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình hợp tác LĐ giữa hai chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc (EPS) chiếm 50%. Tuy nhiên, từ 2012, số LĐ hết hạn không về nước ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao. Tuy UBND TP đã có công văn đôn đốc chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH xây dựng kế hoạch vận động người LĐ đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn, song đến hết năm 2013 vẫn còn 768 LĐ chưa về nước, chiếm tỉ lệ 41%. Số LĐ của Hà Nội tiếp tục phải về trong năm 2014 là 382 người.

Lý giải nguyên nhân vận động LĐ về nước đúng hạn còn hạn chế, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận: “Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm, trong đó có XKLĐ ở quận, huyện còn kiêm nhiệm và ít kinh nghiệm. Tình trạng địa phương, nhất là ở cơ sở, chưa nắm bắt được số LĐ địa phương đi XKLĐ (trong đó có số LĐ đi Hàn Quốc) hết hạn hợp đồng về nước là khá phổ biến nên không quản lý tốt lực lượng này”.

Tại hội nghị triển khai các giải pháp vận động người LĐ hết hạn hợp đồng LĐ tại Hàn Quốc về nước ngày 2.4, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc thẳn thắn phê bình Sở LĐ-TB-XH chưa tích cực triển khai, giảm tỷ lệ LĐ bỏ trốn. “Tôi rất buồn trước con số 768 LĐ của Hà Nội cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Họ đã làm mất hình ảnh thủ đô, làm mất cơ hội được ra nước ngoài làm việc của hàng trăm người khác. Quan trọng nhất là uy tín của người Việt Nam trên thế giới bị giảm đi”, bà Ngọc lo ngại.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa, sự phối hợp giữa Sở LĐ-TB-XH với Trung tâm LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) chưa tốt. “Ngay cả việc các huyện cử đại diện tham gia hội nghị tuyên truyền rất lèo tèo. Nếu không giảm tỷ lệ cư trú bất hợp pháp xuống, nguy cơ đóng cửa thị trường Hàn Quốc là nhãn tiền”, bà Hòa cảnh báo. 

Thời hạn gia hạn để LĐ cư trú bất hợp pháp về nước đã hết, sau ngày 10.3, những LĐ bị phát hiện bỏ trốn hoặc cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử phạt 100 triệu đồng. Nhưng ông Choi Byung Gie, Giám đốc Trung tâm EPS tại Việt Nam cho hay, vẫn còn 14.000 LĐ đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Người LĐ đang chờ động thái xem phía Chính phủ Việt Nam có xử phạt hay không. “Nếu có, cần phải thực hiện triệt để để công tác xử phạt hiệu quả. LĐ cư trú bất hợp pháp là những người ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Chỉ tiêu tuyển dụng LĐ mới phụ thuộc rất lớn vào số LĐ cư trú bất hợp pháp”, ông Choi Byung Gie bày tỏ quan điểm.

Để hạn chế từ gốc tình trạng này, bà Ngọc yêu cầu sau 15.4, Sở LĐ-TB-XH phải đưa ra được giải pháp phân loại LĐ, bao gồm LĐ đã hết hạn hợp đồng, LĐ đang thực hiện hợp đồng. Bên cạnh tuyên truyền chính sách, phải yêu cầu các gia đình ký cam kết với chính quyền địa phương vận động con em về nước đúng quy định; đồng thời, xử phạt nghiêm và công khai tên tuổi những LĐ bỏ trốn tại Hàn Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng. “Trên địa bàn Hà Nội có 720 DN Hàn Quốc đang rất cần LĐ, thị trường trong nước cũng cần LĐ có tay nghề. Tại sao chúng ta không để ý tận dụng cơ hội đó, tích cực vận động họ trở về”, bà Ngọc nói.

Thu Hằng

>> Xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Những điểm mới trong thủ tục
>> Xử lý nghiêm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu thêm phí
>> Lừa đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap